Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đồng Nai đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai của dịch thuật Đồng Nai Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đồng Nai bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đà Nẵng đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng của dịch thuật Đà Nẵng Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hải Châu, Đà NẵngHotline: 0947.688.883 – 0963.918.438Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Nhiều quốc gia vẫn mở cửa trường học

Tại Thuỵ Điển , trẻ em tiếp tục đến trường, cửa hiệu mở cửa, người dân không phải hạn chế đi lại. "Tôi không thể hiểu quyết định của chính phủ. Họ còn chờ điều gì mà chưa đóng cửa trường học cơ chứ?", Theodora Papadimitropoulou, sống tại thủ đô Stockholm nói. Chị là một trong hàng trăm nghìn phụ huynh kêu gọi chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Phản hồi ý kiến của phụ huynh, Cục Y tế Công cộng Thuỵ Điển cho biết cha mẹ ở nhà trông con là tình huống chưa từng có và việc đóng cửa trường học có thể mang lại nhiều hậu quả hơn ích lợi.

Johan Giesecke, nhà dịch tễ học tại Cục Y tế Công cộng, đánh giá hầu hết biện pháp đang áp dụng khắp châu Âu như đóng cửa trường học là thiếu nền tảng khoa học. Quyết định này có thể khiến Thuỵ Điển mất đi 1/4 lực lượng lao động, đặc biệt trong y tế. Trong thời gian nghỉ học, học sinh có thể đi chơi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, hoặc ông bà trông cháu có thể đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh.

Đến 28/3, Thuỵ Điển ghi nhận 3.447 ca nhiễm nCoV, trong đó 102 người chết.

Tại Singapore , các quan chức cho rằng trẻ em không dễ nhiễm nCoV, nếu nhiễm cũng không bị nặng. Nếu học sinh nghỉ học, phụ huynh sẽ phải ở nhà trông con, dẫn đến không được trả lương, thậm chí mất việc và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội. Vì thế trường học tại quốc đảo này vẫn hoạt động bình thường.

Quyết định duy trì hoạt động của trường học đã gây ra làn sóng tranh cãi khi ngày 26/3 trường mầm non Sparkletots thuộc trung tâm cộng đồng PCF ở Fengshan ghi nhận 20 ca nhiễm. Trong đó, 15 ca là nhân viên nhà trường, 5 ca là người thân của hiệu trưởng. Tất cả trẻ và nhân viên nhà trường được Bộ Y tế cách ly.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Ngày 27/3, Chính phủ Singapore quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học một ngày mỗi tuần bắt đầu từ tháng 4 như một động thái nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan tại trường học. Thay vì đi học năm ngày trong dịch công chứng tuần như bình thường, học sinh Singapore sẽ đi học bốn ngày.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng không nên đóng cửa trường học toàn quốc. "Tôi nghĩ người dân nên xem các trường học như thành phần riêng lẻ. Nếu trường nào có nguy cơ bùng phát dịch, chúng tôi sẽ đóng cửa trường đó nhưng không phải toàn quốc", Thủ tướng nói.

Đến 28/3, Singapore ghi nhận 802 ca nhiễm nCoV, 2 người chết.

Tại Australia , từ ngày 22/3, Chính phủ ra lệnh dừng hoạt động tập trung đông người như quán bar, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm, dừng tổ chức đám cưới, thậm chí là tang lễ. Tuy nhiên, các trường học vẫn hoạt động bình thường.

Ông Paul Kelly, Phó giám đốc Y tế Australia, cho rằng việc đóng cửa trường học không có tác dụng ngăn chặn Covid-19 như cấm hoạt động tập trung đông người khác. Quyết định này có thể gây áp lực lên hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe vì ước tính 30% nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch phải ở nhà trông con.

Trong khi đó, một số trường học tại Australia đang rơi vào tình cảnh thiếu hụt thiết bị, sản phẩm vệ sinh. Giáo viên e ngại học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm virus.

"Tất cả nhân viên nhà trường đều lo lắng. Giáo viên đeo găng tay và rửa tay liên tục. Trường học nên được đóng cửa", Lea Lockwood, giáo viên dạy tiếng Anh tại thị trấn Bendigo, nói và cho hay Hội Liên minh Giáo viên các địa phương đang đề nghị Thủ tướng ra quyết định đóng cửa trường học trước khi quá muộn.

Đến 28/3, Australia ghi nhận 3.635 người nhiễm nCoV, trong đó 14 người chết.

Theo UNESCO, để phòng Covid-19, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đóng cửa trường học, làm gián đoạn học tập của hơn 1,7 tỷ học sinh , sinh viên.

Tú Anh (Theo Bloomberg, Reuters )

Vết bùn ở ống quần tố cáo lời nói dối của cô vợ

Khi chạy tới nơi, Doug thấy người phụ nữ hét lên "sao anh không mặc áo khoác?" rồi gục khóc bên người đàn ông nằm trên mặt đất. Ánh mắt của Doug dừng lại tại vết máu đang loang rộng trên ngực người đàn ông. "Lại một người nữa chết vì đạn lạc trong lúc săn", Doug nghĩ.

Sau khi xác nhận nạn nhân đã không thể cứu chữa, Doug gọi 911 báo tin và chờ đồng nghiệp tới nơi. Hôm đó là ngày 15/10/1995.

Một lúc sau, cảnh sát xuất hiện tại hiện trường thuộc Vườn quốc gia Uncompahgre thuộc bang Colorado. Qua tìm hiểu, cảnh sát xác định nạn nhân là Bruce Dodson (48 tuổi), người phụ nữ khóc là Janice Dodson, vợ của Bruce.

Khi được lấy lời khai, Janice Dodson kể chồng rời trang trại, mang súng đi săn hươu. Một lúc lâu không thấy chồng quay lại, cô đi tìm và phát hiện sự việc.

Vì sự việc xảy ra trong mùa săn bắn tại vườn quốc gia, cảnh sát cũng như Doug cho rằng nguyên nhân do đạn lạc. Thông thường, vì lý do an toàn, người đi săn phải mặc áo khoác phản quang màu da cam để tránh bị thợ săn khác nhầm tưởng thành thú rừng, nhưng không hiểu vì lý do gì, Bruce đã cởi áo ra và bỏ bên người. Cảnh sát sẵn sàng đóng hồ sơ và kết luận đây là vụ tai nạn.

Nhưng biên bản giải phẫu vào ngày hôm sau khiến cảnh sát dẹp bỏ khả năng đạn lạc. Theo biên bản, Bruce đã trúng ba phát đạn được bắn từ xa. Từ vị trí Bruce trúng đạn, điều tra viên nhận định viên đạn đầu tiên xuyên qua chiếc áo phản quang và sượt lưng Bruce. Điều này có thể đã khiến Bruce cởi và vẫy áo phản quang để ra hiệu.

Viên đạn đầu tiên chỉ sượt qua lưng Bruce. Ảnh: Filmrise.

Viên đạn đầu tiên chỉ sượt qua lưng Bruce. Ảnh: Filmrise.

Viên đạn thứ hai bắn xuyên ngực và thoát ra dưới tay phải, có thể đã khiến nạn nhân ngã ra đất và cố gắng bò tới nơi an toàn. Viên đạn cuối cùng, cũng là phát súng chí mạng, đi từ sau lưng và găm vào phổi Bruce.

Kết quả giải phẫu khiến cảnh sát bắt đầu điều tra theo hướng án mạng. Quay lại hiện trường, cảnh sát phát hiện một lỗ đạn trên cọc hàng rào gần nơi Bruce ngã xuống.

Để xác định quỹ đạo viên đạn, cảnh sát dùng dây nối từ độ cao của vết thương luồn qua lỗ trên cọc, từ đó tìm được đầu đạn xuyên qua người nạn nhân và găm vào đất. Tiếp tục lần theo dây, cảnh sát phát hiện bụi cây cách cọc 100 m rất có thể là nơi ẩn náu của xạ thủ vì tại đây có vỏ đạn. Trong nhà hai vợ chồng Bruce, cảnh sát không tìm thấy bất cứ khẩu súng nào có thể bắn cỡ đạn này.

Bruce và Janice mới kết hôn được ba tháng. Đây là cuộc hôn nhân đầu của Bruce nhưng là lần hai của Janice. Trước đó, cô ly hôn J.C. Lee sau 25 năm chung sống vì phát hiện người này qua lại với bạn của con gái.

Trùng hợp, cảnh sát được biết Lee hôm đó cũng đi săn ở vườn quốc gia và cắm trại cách trại của hai vợ chồng Bruce chỉ khoảng 1,2 km, trong khi thông thường thợ săn sẽ cố gắng dựng trại cách xa nhau. Cảnh sát nhận định có thể Lee ghen tức nên đã lập mưu giết chồng mới của Janice.

Làm việc với cảnh sát, Lee cho biết có sở hữu khẩu trường dùng cỡ đạn tại hiện trường nhưng đã bị người vào trong lều trại trộm mất hôm trước hôm xảy ra sự việc. Lee nói tên trộm còn lấy đi một vài viên đạn nhãn hiệu Nosler - trùng với nhãn hiệu của viên đạn tìm thấy tại hiện trường.

Tuy nhiên, cảnh sát phải loại Lee khỏi diện tình nghi vì bạn gái và sếp của anh ta làm chứng rằng thời điểm xảy ra vụ nổ súng, ba người vẫn ở cạnh nhau.

Cảnh sát chuyển hướng điều tra sang Janice khi họ biết sau đám tang chồng, chị dịch công chứng ta gần như thay đổi 180 độ: vứt đồ đạc của Bruce, bán chó và ngựa chồng nuôi cho người khác, tháo tên chồng khỏi địa chỉ nhà riêng,... Giấy tờ tại vườn quốc gia cho biết vài tuần trước khi sự việc xảy ra, Janice từng tới đây cắm trại một mình.

Vị trí cắm trại của các bên. Ảnh: Filmrise.

Vị trí cắm trại của các bên. Ảnh: Filmrise.

Một tháng sau sự việc, cảnh sát được Janice cho biết chị ta sẽ tới nhà em họ chơi để quên nỗi buồn, nhưng sau đó họ phát hiện thẻ tín dụng của Janice được dùng để thanh toán tại sòng bài. Trong lúc điều tra về hoạt động thẻ tín dụng, cảnh sát còn được biết chị ta sẽ thụ hưởng gần nửa triệu USD tiền bảo hiểm nhân thọ nếu Bruce bị tai nạn chết.

Nghi ngờ của cảnh sát với Janice ngày càng tăng khi hơn một năm sau khi chồng hai mất, Janice lấy người chồng thứ ba. Sau ngày cưới không lâu, Janice trở thành người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá 100.000 USD nếu chồng chết.

Tuy vậy, cảnh sát không thể tìm được bằng chứng liên kết Janice với vụ án. Dù nhiều lần mở cuộc rà soát hiện trường có sự hỗ trợ của thiết bị dò kim loại, cảnh sát cũng không tìm được khẩu súng trường được dùng làm hung khí. Quá trình điều tra cũng gặp khó khăn vì khu vực vườn quốc gia bị tuyết bao phủ trong 6 tháng mỗi năm. Ba năm trôi qua kể từ khi sự việc xảy ra, cuộc điều tra vẫn không có bước đột phá.

Trong đợt tìm kiếm cuối cùng vào năm 1998, cảnh sát và chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn sục sạo ao nước nhân tạo đằng sau trại của Lee để tìm hung khí. Chuyên gia chỉ ra rằng thật lạ khi thấy bờ ao tại đây được đắp bằng loại bùn bentonite để ngăn nước ngấm hết vào đất.

Câu nói của chuyên gia khiến cảnh sát đột nhiên nhớ ra ngay sau sự việc, Janice phải thay quần và giày dính bùn, hai món đồ này tới nay vẫn ở trong kho chứng cứ. Trong lúc lấy lời khai năm 1995, Janice giải thích đã bước vào bãi lầy gần trên đường về trại nhà mình vào sáng hôm xảy ra sự việc nên quần và ủng dính bùn.

Cảnh sát liền lấy mẫu bùn từ bãi lầy gần đường về trại của Janice, từ ao nước nhân tạo sau trại của Lee, cũng như từ các ao hồ đầm khác trong vườn quốc gia và gửi tới phòng giám định. Kết quả giám định cho thấy bùn khô dính trên quần của Janice có chứa bùn bentonite với thành phần (gồm khoáng chất và kim loại) giống mẫu bùn lấy từ ao nước sau trại của Lee. Trong khi đó, mẫu vật này không trùng khớp với mẫu bùn từ bãi lầy gần trại của Janice hoặc với bất cứ hồ ao đầm nào khác trong vườn quốc gia.

Quần và giày của Janice được lưu giữ trong kho chứng cứ suốt ba năm. Ảnh: Filmrise.

Quần và giày của Janice được lưu giữ trong kho chứng cứ suốt ba năm. Ảnh: Filmrise.

Với chứng cứ trên, cảnh sát cho rằng có thể chứng minh Janice chắc chắn đã lội qua ao nước đằng sau trại của chồng cũ, trùng hợp với việc chồng cũ mất súng. Cảnh sát lập tức bắt Janice và khởi về tội Giết người .

Công tố viên cáo buộc Janice đã lên kế hoạch giết Bruce và đổ tội cho chồng cũ với động cơ tài chính. Sau 25 năm đi săn cùng nhau, Janice biết địa điểm chồng cũ cắm trại hàng năm nên đã chọn hạ trại gần đó. Tước ngày gây án, Janice mò sang trại chồng cũ cách đó khoảng 1,2 km, chọn lối đi qua ao nước nhân tạo sau trại để không bị phát hiện rồi lẻn vào ăn trộm khẩu súng trường.

Sáng hôm sau, Janice mang khẩu súng đi săn một mình, ẩn nấp chờ Bruce đi qua để gây án. Vì đang là mùa săn bắn nên tiếng súng không đánh động mọi người, Janice có đủ thời gian để phi tang hung khí rồi mới gọi trợ giúp.

5 năm sau vụ án mạng, Janice bị kết tội Giết người và lãnh án chung thân không ân xá.

Quốc Đạt (Theo ABC News, Forensic Geology )

Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng

Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng
 
 
Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng

Camera an ninh tại cửa hàng.

Camera an ninh cửa hàng Bách Hoá Xanh trên đường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, ghi nhận, 4 nhân viên mặc đồng phục và một khách dịch công chứng nữ có mặt tại đây lúc gần 22h ngày 27/3.

Bất ngờ hai thanh niên cao hơn 1,7 m mặc quần jeans, áo khoác dài tay, đội mũ bảo hiểm, đeo găng tay và khẩu trang kín mặt xông vào. Một tên cầm súng ngắn, gã còn lại cầm dao đe doạ, buộc mọi người ngồi xuống.

Hai tên nhảy vào trong quầy lục lọi, lấy tiền, gỡ CPU máy tính rồi tẩu thoát. Vụ cướp xảy ra trong hơn một phút, không có ai bị thương.

Sáng 28/3, Công an quận Tân Phú trích xuất camera, lấy lời khai nhiều người.

Quốc Thắng

Hiểm hoạ Covid-19 ở những chợ quê tấp nập

Theo chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020. Tuy nhiên một số chợ quê vẫn "náo nhiệt" sáng 28/3.

Trái với cảnh vắng dịch công chứng lặng, ế khách ở các khu chợ, cửa hàng trên nhiều thành phố lớn, chợ quê vẫn tấp nập người mua bán trong tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp.

Chợ Đồng nằm trên địa bàn xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, là một khu chợ lớn, họp vào buổi sáng. Người tới mua, bán là người dân của nhiều xã trong địa bàn huyện Kim Thành. Sáng 28/3, chợ vẫn đón hàng trăm lượt người dân, nhưng không hề có cơ quan chức năng và nhân viên y tế tuyên truyền cho người dân về tình hình dịch bệnh, đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn hay treo biển khuyến cáo người dân đeo khẩu trang.

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Không những vậy, trong chợ, nhiều quán bán phở, bún, cháo, chè, bánh... vẫn phục vụ người dân. Những quán ăn nằm ngay cạnh khu bán thịt, cá và nhiều người đi lại. Việc này không chỉ không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn là mối đe dọa lớn nếu có người dương tính với Covid-19.

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Hôm nay chợ thậm chí còn đông hơn những ngày trước vì là cuối tuần. Vài người dân nghe thông tin dịch bệnh nhiều nên cũng và đeo khẩu trang. Tuy nhiên, không ít người vẫn thờ ơ với việc chống dịch. Với người dân quê, thực phẩm là nhu cầu thiếu yếu, nên dường như vẫn không từ bỏ được thói quen đi chợ.

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Những chợ nhỏ của từng xã trung bình có khoảng hơn 100 người đến mua hàng, tuy nhiên những chợ lớn (là chợ chung của nhiều xã) có thể thu hàng trăm lượt người dân ở các xã đến mua bán, trao đổi hàng hóa. Việc tập trung đông người dẫn đến nguy cơ cao lây nhiễm và khó kiểm soát dịch bệnh. Nếu chính quyền mỗi địa phương không có những giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức và quản lý việc họp chợ của người dân, e rằng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng sẽ là rất lớn.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Hồng Thương

Nguy cơ Covid-19 ở New York tệ hơn Vũ Hán

Nếu tốc độ tăng ca nhiễm nCoV mới như hiện nay vẫn tiếp diễn, New York sẽ phải hứng chịu đợt dịch nghiêm trọng hơn nhiều so với Vũ Hán, Trung Quốc hay vùng Lombardy của Italy, theo giới chuyên gia.

Đà tăng hiện tại có thể thay đổi nhờ các biện pháp chống dịch như cách biệt cộng đồng hoặc khoanh vùng, hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy thành phố New York vẫn chưa đạt được thành công trong phòng chống dịch vào cùng thời điểm với Vũ Hán và Lombardy. Điều đáng lo hơn là nhiều thành phố lớn khác tại Mỹ cũng đang đi theo quỹ đạo của New York.

Tờ New York Times của Mỹ đưa ra 4 cách tính quy mô bùng phát dịch tại các thành phố lớn, cũng như cảnh báo nguy cơ vỡ trận nếu các biện pháp kiểm soát không mang lại hiệu quả.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Trong giai đoạn đầu, quy mô dân số không có nhiều ý nghĩa khi một bệnh nhân thường chỉ lây cho vài người, bất kể là họ sống trong một thị trấn 100.000 dân hay đô thị 10 triệu người. Khi bệnh dịch bắt đầu lây lan, số ca nhiễm trên đầu người cho thấy mức độ phát tán của nCoV trong cộng đồng dân cư, cũng như nguy cơ quá tải của hệ thống y tế địa phương.

Vũ Hán hiện ghi nhận gần 51.000 người nhiễm trong tổng số hơn 11 triệu cư dân, đạt tỷ lệ 4,59 ca/1.000 dân. Tỷ lệ ca nhiễm trên 1.000 người của vùng Lombardy là khoảng 3,48. Bang New York có dân số cao gấp đôi Vũ Hán và tới nay đã báo cáo hơn 43.000 ca nhiễm nCoV, đạt tỷ lệ 2,15 ca/1.000 dân.

Con số người nhiễm được xác nhận cũng không phản ánh chính xác mức độ lây trong cộng đồng, do năng lực xét nghiệm hạn chế có thể bỏ lọt nhiều người mắc Covid-19 nhưng chưa có triệu chứng. Sự khác biệt trong tốc độ xét nghiệm giữa các vùng cùng gây khó khăn khi so sánh thống kê.

Tỷ lệ tử vong trên đầu người có thể là phép đối chiếu trực tiếp hơn, do nó bỏ qua nhiều biến số trong xét nghiệm. Khác biệt trong quy trình xét nghiệm ít ảnh hưởng tới phương pháp này, vì những bệnh nhân ốm nặng nhất ở Mỹ thường được xét nghiệm nCoV.

Lombardy là khu vực có tỷ lệ tử vong cao nhất với 0,48 người chết/1.000 dân, tỷ lệ này ở Vũ Hán là 0,23. New York có tỷ lệ tương đồng với phần lớn đô thị tại Mỹ, ở mức 0,02-0,03 ca tử vong/1.000 dân.

Dù vậy, phương pháp này cũng có một số hạn chế, chủ yếu do tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe bệnh nhân, cũng như nguồn lực y tế địa phương. Mức tử vong có thể rất cao ở những nơi nCoV lây lan trong nhà dưỡng lão, dù nó không phát tán nhiều ra cộng đồng.

Phần lớn bệnh nhân Covid-19 qua đời sau vài tuần, khiến số người chết cũng không phản ánh chính xác quy mô đại địch đang bùng phát nhanh.

Tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian sẽ giúp đánh giá nguy cơ bùng phát đại dịch, do nó không chỉ thống kê số người nhiễm mà còn thể hiện tốc độ tăng ca bệnh, từ đó cho dịch công chứng thấy tình hình vùng dịch đang tốt lên hay xấu đi.

Mức tăng 40% trên đồ thị cho thấy tổng số ca nhiễm tăng 40% sau một ngày, trong khi 100% tương đương số người mắc Covid-19 tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Các quan chức y tế liên tục đề cập biện pháp "cách biệt cộng đồng" để "làm phẳng đường cong", tức đưa đồ thị này dần tới mức 0.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT .

New York hiện vẫn chứng kiến tốc độ tăng hơn 30%, cho thấy dịch bệnh vẫn đang lây lan nhanh và chưa được kiểm soát, trong khi Vũ Hán đã giảm về mức 0%. Một số thành phố như Baton Rouge báo cáo tốc độ tăng cao nhưng số người nhiễm nCoV vẫn thấp, tức là họ vẫn còn cơ hội làm phẳng đồ thị trước khi Covid-19 bùng phát.

Tốc độ tăng theo số ca bệnh được tính theo số trường hợp dương tính nCoV tại một khu vực nhất định. Nó cho thấy liệu một cộng đồng có thể hãm đà tăng trước khi có quá nhiều người nhiễm, hay "làm phẳng đường cong" được hay không.

Thống kê cho thấy tình hình ở New York chưa có dấu hiệu khả quan. Tốc độ tăng sẽ cao hơn rất nhiều so với Vũ Hán hay Lombardy khi số người nhiễm ở các vùng này tương đương nhau. Nhiều đô thị như Detroit và New Orleans cũng có thể bùng phát dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, Seattle và San Francisco lại đạt nhiều tiến triển trong nỗ lực kiểm soát.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT .

Đồ họa này cũng hạn chế nhầm lẫn khi cho rằng một thành phố đang thành công khi duy trì đà tăng chậm vào giai đoạn đầu. Nhiều cách tính dựa trên tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian, khiến mọi người lầm tưởng rằng những địa phương bùng phát dịch nhanh chóng đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Tuy nhiên, cộng đồng có tốc độ tăng ca bệnh cao với số người nhiễm lớn mới là nơi gặp vấn đề nghiêm trọng, bất kể là khi Covid-19 bùng phát sau 10 hay 100 ngày kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên.

Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV, hơn 1.700 người chết và hơn 2.500 trường hợp bình phục. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và trên 500 bệnh nhân tử vong trên toàn quốc.

Vũ Anh (Theo New York Times )

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm "con bé là giúp việc mới" và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm

Nếu chuyện mẹ chồng - nàng dâu là vấn đề nhức nhối đối với các bà vợ thì mối quan hệ tam giác dịch công chứng giữa mẹ bạn trai - bạn trai - bạn gái cũng là 1 xuất phát điểm gian nan cho tình yêu. Những chủ đề kiểu: "Đến nhà người yêu có nên rửa bát?", "Mẹ bạn trai gây khó dễ ngay trong lần đầu ra mắt " đã quá quen thuộc. Nhưng cách xử lý thế nào lại là quyền quyết định của mỗi cô gái.

Câu chuyện "Mẹ anh luôn đúng!"

Mới đây, câu chuyện của nữ khách mời trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ đã khiến nhiều người quan tâm. Cô kể về người bạn trai cũ của mình. Đó là lần ra mắt đầu tiên khi cô về nhà người yêu ở 1 nơi xa.

Cô chia sẻ: "Khi em bước vào nhà bác ấy đã cho em 1 số thử thách. Và câu đầu tiên bác ấy chào em đó là: 'Nhà này không có tiền đâu, ai có tiền thì tự đi mua đồ ăn sáng đi'. Sau câu chuyện đó em nghĩ chỉ là lời đùa thôi và giúp bác dọn dẹp nhà cửa.

Trong lúc em đang dọn dẹp phía sau nhà thì có cô hàng xóm đi qua hỏi: 'Cô bé trắng trẻo đó là ai vậy?'. Bác trả lời: 'Con bé giúp việc mới đến thử việc thôi mà chắc là không được rồi'. Em khá là bất ngờ với câu trả lời đó. Em chưa biết tính cách của bác thế nào nhưng nghĩ chỉ là đùa thôi".

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 1.

Nữ khách mời xinh đẹp trong chương trình Tình yêu hoàn mỹ

Điều làm cô sốc nhất là lúc anh bạn trai đưa ra bến xe để về thì bà mẹ có gọi lại dặn phải ngồi hẳn ra sau yên xe cách 1 khoảng đến bao giờ ra khỏi phố rồi muốn ngồi đâu thì ngồi. Cô cũng đã tâm sự với bạn trai nhưng anh ta không quan tâm.

Cô nhớ mãi câu trả lời: "Mẹ anh đã vất vả nhiều rồi nên cái gì mẹ anh nói cũng đúng hết". Cô chấp nhận và cố gắng suốt gần 5 năm nhưng không có kết quả cô mới ngậm ngùi dừng lại.

Suy nghĩ "cho đi tình yêu sớm muộn gì cũng nhận lại tình yêu" dường như xuất hiện trong quan điểm của rất nhiều cô gái. Nhưng rồi, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng: Sự cố gắng ấy có xứng đáng và những thanh xuân qua đi kết quả nhận lại là những gì?

Con gái hãy yêu bằng lý trí

Đàn ông nhu nhược hay nghe lời mẹ là 1 trong những nỗi lo của các cô gái khi chọn chồng. Thế nhưng, lo lắng ấy vẫn chỉ là 1 khía cạnh cảm xúc còn yêu thì cứ yêu, chịu đựng vẫn tiếp tục chịu đựng.

Đàn ông hay quanh đi quẩn lại những lý do muôn thuở: "Mẹ anh già rồi, mẹ anh đã hi sinh quá nhiều cho con cái, vì bà ấy là mẹ anh" ... và tự cho mình cái quyền luôn đúng. Bởi những công lao trong quá khứ có thể xóa nhòa được lỗi lầm của hiện tại. Sự nhập nhằng này thật khiến người làm vợ phải chịu ấm ức cả đời.

Không ai xui dại các cô phải bỏ bạn trai ngay khi lần đầu ra mắt thất bại nhưng hãy yêu bằng sự tỉnh táo. Chúng ta có thể thử cách này hay cách khác, chúng ta có thể cố gắng dung hòa các mối quan hệ nhưng hãy đặt cho mình 1 mốc thời gian "báo thức". Đừng ngủ quên trong 1 tình yêu mù quáng vô định.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 2.

Vì sao mà trước khi kết hôn người ta có giai đoạn tìm hiểu, không những chỉ là người bạn đời sau này mà còn tìm hiểu cả người thân của anh ta. Hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này để cân nhắc có nên "đầu tư" cho tình yêu ấy.

Vẫn biết không có con đường nào là trải sẵn hoa hồng nhưng trong quá trình tạo hình tượng tốt đẹp, con gái hãy ghi nhớ những điều sau:

Không đến chơi nhà bạn trai quá nhiều : Đừng tưởng gần gũi sẽ rút gần khoảng cách. Khi người ta đã có hiềm khích với bạn thì càng phải nhìn mặt nhau nhiều sẽ càng gây ra những nỗi khó chịu không thể giải tỏa.

Tạo dấu ấn trong mỗi lần đến chơi : Đừng nghĩ cứ phải lăn lộn trong các ngóc ngách nhà người ta mới là gái đảm. Bạn cần điều tiết mọi thứ hợp lý nhất. Lúc nào cần nói, lúc nào cần hành động. Hãy để cho bà mẹ chồng khó tính nhất cũng phải công nhận sự đa năng và khéo léo của bạn.

Khẳng định vị thế của mẹ bạn trai : Đó là nghệ thuật giao tiếp. Hãy biết khen ngợi 1 cách thật nhất, để mẹ anh ta biết bà là người phụ nữ "lãnh đạo" trong ngồi nhà ấy. Tỏ ra hiểu sâu sắc tính cách cũng như sở thích của bạn trai cũng là cách gây ấn tượng, giúp mẹ anh ấy yên tâm hơn khi giao con trai cho bạn.

Điều quan trọng nhất là "nhu - cương" đúng lúc, đôi khi cần thể hiện quan điểm cứng rắn, đôi lúc lại áp người ta vào thế "sự đã rồi" để họ không thể gây khó dễ cho mình.

Màn ra mắt oái oăm: Mẹ bạn trai giới thiệu với hàng xóm con bé là giúp việc mới và câu trả lời khiến các cô gái phải suy ngẫm - Ảnh 3.

Nhưng sau 1 thời gian, mọi nỗ lực không thể cải thiện mối quan hệ thì hãy nói rõ ràng với bạn trai. Nếu anh ta phủ nhận hay bênh mẹ thì cần xem xét lại. Còn nếu anh ta tỏ ra công minh và tinh tế trong việc gỡ rối thì xin chúc mừng, bạn vẫn còn cơ hội để hi vọng.

Hãy ghi nhớ, bạn không bắt anh ta lựa chọn bất cứ điều gì cả, bạn chỉ cần được đối xử công bằng và cư xử đúng mực. Thử hình dung xem, khi yêu mà đến phép lịch sự tối thiểu và sự tôn trọng mà người ta dành cho bạn không có thì cưới về sẽ thế nào?

Sự chịu đựng của bạn sẽ dần trở thành thói quen xấu cho cả 2 người: 1 bên thì lầm lũi kìm nén, 1 bên chỉ nói cho sướng miệng. Và rồi, tưởng tượng đi, những uất ức trong bạn sẽ bị dồn lại, ứ đọng để chờ 1 ngày bùng phát, mối quan hệ sẽ đi về đâu?

Con gái có thì có thời, nên nhớ, người mà bạn nợ nhiều nhất là cha mẹ mình chứ không phải ai khác. Yêu đậm sâu hay yêu lâu cũng chỉ là 1 cách nhìn nhận của riêng bạn. Thời gian không quyết định độ bền của 1 mối quan hệ. Hãy thật sự tỉnh táo khi chọn chồng bởi cuộc đời mình chỉ do duy nhất 1 người quyết định - đó là chính mình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa "vũng bùn" bóng đá Việt Nam?

1. Công Vinh mà không xứng đáng, thì liệu cầu thủ Việt Nam nào xứng đáng? Quang Hải, Công Phượng? Hay Văn Quyến, Quốc Vượng? Hay Huỳnh Đức, Hồng Sơn?

Với AFC, quyết định chọn Lê Công Vinh ắt hẳn cực kỳ dễ dàng, bởi dù gì đi nữa, tiền đạo gốc Quỳnh Lưu này vẫn đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐTQG Việt Nam, anh cũng từng 3 lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam, là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định đem về chức vô địch AFF Cup đầu tiên của Việt Nam, từng ra nước ngoài thi đấu, ở cả châu Âu lẫn Nhật Bản...

Song khi đọc những dòng bình luận của "người hâm mộ bóng đá Việt Nam" với thông tin vinh danh Công Vinh dịch công chứng của AFC, chắc hẳn những ai trót yêu mến anh không thể thoát khỏi cảm giác thoáng buồn:

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 1.

"Tôi dám cam đoan ở Việt Nam lượng antifan của Công Vinh và fan Công Phượng xấp xỉ nhau"

"Tiếc cho Quyến béo... giờ thì kép phụ lại là huyền thoại Đông Nam Á"

"Nếu Văn Quyến không rớt, thì Công Vinh vẫn còn lạc trôi đâu đó"

"Huyền thoại, ha ha ha!"

"Tiếc cho Văn Quyến"

Người ta từng trầm trồ với những màn trình diễn mãn nhãn của Văn Quyến, cũng như từng trầm trồ, vỡ òa với những màn trình diễn của Công Phượng. Người ta yêu thứ bóng đá đẹp, thích thú với cảm giác thăng hoa với những pha xử lý điệu nghệ, mà có lẽ quên đi rằng với một tiền đạo, bàn thắng và hiệu quả mới là thước đo quan trọng nhất. Và với một cầu thủ bóng đá, ngoài năng khiếu ra, bản lĩnh và sự nỗ lực cũng là những thứ cực kỳ quan trọng.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 2.

Ở một nền bóng đá khác, một nền văn hóa khác, Công Vinh hoàn toàn có thể là hình ảnh đại diện cho giới cầu thủ - một nghề tử tế như mọi nghề khác. Chẳng phải Công Vinh chính là hình mẫu mà những Quang Hải, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng... hướng tới đó sao?

2. Không ít người ghét Công Vinh. Nhưng buồn cười ở chỗ họ chẳng biết mình ghét anh vì điều gì. Có lẽ, bởi Vinh không giống với những cầu thủ là hình mẫu mà thời đại của anh, thời đại bóng đá Việt Nam lặn ngụp trong "vũng bùn" của chính mình, đã là cầu thủ không được phép... là người tử tế. Với họ, Công Vinh là kẻ to gan dám làm cầu thủ "tử tế" trong nền bóng đá "chưa tử tế".

Người ta mặc định Công Vinh chỉ là "kẻ đóng thế" khi Văn Quyến, Quốc Vượng cùng già nửa đội hình chính của ĐTQG Việt Nam phải "nhập trại" năm 2005 vì bán độ, thì anh mới có cơ hội đá chính, mà quên mất rằng Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên mà Công Vinh đoạt được là ở tuổi 19, và suốt hơn 10 năm trời, mọi HLV ĐTQG Việt Nam đều đảm bảo cho anh suất đá chính ở trong đội hình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 3.

Vài năm về trước, người hâm mộ bóng đá nước nhà vui sướng, tự hào với lứa cầu thủ U19 của bầu Đức, với "văn võ song toàn", vừa đá bóng giỏi, vừa được học hành đến nơi đến chốn, nói tiếng Anh như gió. Nhưng trước đó rất nhiều năm, Công Vinh đã thản nhiên trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh như gió.

Bóng đá châu Á công nhận và tôn vinh Công Vinh, nhưng với bóng đá Việt Nam, chữ "Vinh" trong tên của huyền thoại bóng đá Đông Nam Á này chẳng hề "đến nơi, đến chốn". Ngày bóng đá Việt Nam chia tay Công Vinh, cũng là ngày cầu thủ xứng đáng là tấm gương xứng đáng nhất cho các cầu thủ Việt Nam ngước nhìn lần cuối Mỹ Đình lộng gió từ thảm cỏ xanh trong giàn giụa nước mắt. Người hâm mộ đau một, thì Công Vinh đau mười với trận đấu cuối của mình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 4.

Chưa, và chắc sẽ không bao giờ Công Vinh có được trận đấu tôn vinh dành riêng cho mình, cho những gì anh xứng đáng được nhận sau những cống hiến miệt mài trên sân cỏ suốt gần 20 năm sự nghiệp.

Trong những thành công của bóng đá Việt Nam suốt hơn hai năm qua, Công Vinh không có mặt. Trong những thành công của mình với bóng đá Việt Nam, Công Vinh lạc lõng.

Huyền thoại ấy sinh bất phùng thời, nhưng càng nhìn vào những thành công gần đây của bóng đá Việt Nam, nhìn vào "thế hệ vàng" đang từng bước đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á, mới thấu cảm được nỗi lòng của "người tiên phong" dám làm "cầu thủ tử tế" giữa một nền bóng đá... chưa tử tế ngày nào.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt các thành viên BCĐ đã phát đi những quan điểm chính thức của Việt Nam trước thông tin khẳng định sẽ có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở nước ta vào ngày 31/3, thậm chí thêm hàng nghìn ca nữa.

"Trên thế giới, người ta phân tích về các mốc 100 ca, 1.000 ca, rồi 100.000 ca… nên dư luận quan tâm Biên phiên dịch đến việc Việt Nam bao giờ đạt đến mốc 1.000 ca cũng là dễ hiểu. Trung bình thế giới, để đạt từ 100 ca lên 1.000 ca là 9 ngày, riêng Nhật Bản là 28 ngày. Nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ, cả nước cùng chống dịch nên chúng ta kiểm soát rất tốt. Kết quả là thấp hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyền.

Theo Phó Thủ tướng, đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận 137 ca mắc mới (cùng 16 ca của giai đoạn 1 đã chữa khỏi là tổng 153 ca), nhưng đã có tới 86 ca là những người từ nước ngoài nhập cảnh và đã được cách ly tập trung ngay từ lúc xuống sân bay, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có 51 ca (cũng từ nguồn nhập cảnh) đã vào cộng đồng, trong số này đáng lưu ý có tới 20 người nhiễm trên chuyến bay VN0054 và 12 người ở Bình Thuận từ nguồn lây BN34, có 3 người là F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 137 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

"Với các biện pháp mới đây, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn nữa. Điều quan trọng lúc này là mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện thật tốt các yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Y tế, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng dịch. Chúng ta sẽ phấn đấu thành công như giai đoạn 1.Chắn chắn đến 1/4, Việt Nam không thể đạt đến mốc 1.000 ca nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến sáng nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước thực hiện tăng cường phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành hướng dẫn cập nhật chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Tình hình tại Bệnh viện Bạch Mai:

+ Thực hiện đóng cửa cách ly toàn diện 03 Khoa là: Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia), Khoa Thần kinh và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại Khoa và tại khu cách ly trong Bệnh viện. Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại Khoa (Riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)…

+ Tổ chức triển khai cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp xét nghiệm dương tính.

+ Đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV -2 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị.

+ Tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; Yêu cầu toàn bộ nhân viên Bệnh viện dừng hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám tư.

+ Giãn khoảng cách giường bệnh tại các khoa quá tải và điều trị người bệnh nặng như Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Ung bướu…

+ Giảm tải người bệnh tối đa, đảm bảo xét nghiệm âm tính trước khi cho xuất viện và báo Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương nơi cư trú tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 5.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị "có tâm", chị không đi hóng biến!

Cuộc sống của Biên phiên dịch Võ Hoàng Yến trong khu cách ly thú vị và thu hút sự quan tâm của công chúng. Luôn dồi dào nguồn năng lượng, Võ Hoàng Yến hết đánh cầu lông, chụp ảnh chuẩn siêu mẫu,... mới đây chân dài nổi tiếng Vbiz còn mở lớp dạy catwalk sau đó còn đi hóng hớt xem người ta tỏ tình. Dù đeo khẩu trang kín đáo song ai nấy đều nhận ra Võ Hoàng Yến nhờ vào đôi chân dài trứ danh.

Thế nhưng ít ai biết câu chuyện phía sau bức ảnh "hóng biến" tài tình của Võ Hoàng Yến được chia sẻ trên mạng xã hội. Chính người đẹp đã tự tay chuẩn bị bó hoa để chàng trai trong ảnh kỷ niệm 4 năm ngày cưới với vợ của mình trong khu cách ly. Võ Hoàng Yến bày tỏ: " Tuy cách ly nhưng vẫn mong muốn tạo được sự bất ngờ và kỷ niệm đáng nhớ cho ai đó. Thấy người ta hạnh phúc mà mình hạnh phúc lây" .

.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 3.

Người đẹp tự chuẩn bị hoa từ những vật liệu thủ công.

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 4.

Đây là thành phẩm....

Võ Hoàng Yến chuẩn bị hoa cho cặp đôi kỉ niệm 4 năm ngày cưới trong khu cách ly: Chị có tâm, chị không đi hóng biến! - Ảnh 5.

Hoá ra "chị đại" chen chen quay lại clip giúp cặp đôi làm kỉ niệm.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

TP HCM trước và trong Covid-19

Từ những ca nhiễm đầu tiên Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, dịch Covid-19 đã lan ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tại TP HCM, tính đến chiều 21/3, ghi nhận 21 ca nhiễm nCoV, trong đó 3 ca đã khỏi. Chính quyền thành phố khuyên người dân ở trong nhà, tránh tụ tập đông đúc nơi công cộng.

Các tụ điểm đông người như vũ trường, quán bar, beerclub, massage, karaoke, rạp chiếu phim... được lệnh đóng cửa. Nhiều khu vực trong thành phố với quang cảnh vắng vẻ hơn ngày thường.

Tại trục đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) hướng về trung tâm thành phố tháng 6/2019 và ngày 18/3. Đây là một trong những tuyến đường chính của khu Nam Sài Gòn vào trung tâm, thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc giao thông.

Cầu Bình Triệu kẹt cứng hồi cuối tháng 1 và sự thông thoáng hiện tại. Bình Triệu bắc qua sông Sài Gòn, dẫn vào bến xe miền Đông, là một trong những cây cầu huyết mạch của thành phố và thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm.

Bến xe Miền đông (quận Bình Thạnh) thời điểm tháng 1 năm nay và ảnh chụp ngày 18/3. Là điểm tập trung đông người, bến xe đã tổ chức phun khử khuẩn, bắt buộc người dân đeo khẩu trang, tuyên truyền phòng chống Covid-19.

Sảnh đón người thân ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất tháng 1/2019 và sự vắng vẻ vào ngày 19/3.

Thời điểm bùng phát Covid-19, sân bay ngày càng ít khách do tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Khi quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong thời gian 30 ngày bắt đầu từ 0h ngày 18/3 làm cho sân bay thêm vắng vẻ.

Nhà thờ Đức Bà tháng 2/2019 và sự vắng vẻ ngày 19/3. Nhà thờ Đức Bà xây năm 1877, hoàn thành sau ba năm. Sau hơn 140 năm, nhà thờ đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn, thu hút nhiều du khách tham quan mỗi ngày. Công trình được trùng tu năm 2017 và dự kiến hoàn tất năm 2025.

Chợ Bến Thành tháng 12/2019 và ngày 16/3. Chợ xây dựng năm 1912 và hoàn thành sau 2 năm với diện tích hơn 13.000 m2. Ngành hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi...

Từ lâu chợ Bến Thành là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố, thu hút nhiều du khách trong ngoài nước.

Công viên 30/4 (quận 1) tháng 4/2019 và ngày 16/3. Quanh công viên là các công trình kiến trúc nổi bật của thành phố như nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Bưu điện thành phố... nên nơi đây thường là điểm vui chơi, dạo mát của nhiều người dân, du khách.

Đông nghẹt người vui chơi ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1) trong dịp nghỉ lễ 30/4/2019 và cảnh đìu hiu ngày 16/3.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn xây dựng năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, Thảo Cầm Viên cũng là một trong những công viên lớn nhất nước với hơn 1.000 cá thể động vật, hơn 2.000 cây gỗ thuộc 260 loài, hàng chục loại lan, xương rồng, bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích hơn 17 ha.

Một cửa hàng Biên phiên dịch trong trung tâm thương mại trên đường Đồng Khởi (quận 1) tháng 11/2019 và ngày 16/3. Các cửa hàng cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19 nên tình hình kinh doanh lâm cảnh ế ẩm.

Cảnh đối lập của phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) tháng 9/2019 và thời điểm ngày 16/3. Từ khi đi vào hoạt động, phố đi bộ là điểm tham quan phổ thông của người dân, du khách. Nhiều sự kiện công cộng thường được tổ chức ở đây.

Chùa Ngọc Hoàng (quận 1) tháng 1/2019 và trong ngày 20/3 năm nay. Chùa còn có tên khác là Phước Hải xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Chùa có kiến trúc kiểu đền chùa Trung Hoa, bên trong đặt tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng các chất liệu gỗ, gốm, giấy bồi.

Hàng ngày khách trong và ngoài nước đến chiêm bái chùa đông đúc. Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Ngôi chùa từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm năm 2016.

Cảnh đông đúc của phố đi bộ Bùi Viện (quận 1) trong tháng 10/2019 và sự vắng vẻ ngày 17/3. Từ lâu, Bùi Viện được gọi là \"phố Tây\", nơi tập trung nhiều khách quốc tế, luôn nhộn nhịp về đêm.

Khi nhiều quán bar, vũ trường, beerclub... ở phố Tây Bùi Viện phải đóng cửa khi có lệnh khiến nơi đây thưa thớt du khách, không còn sự náo nhiệt, tấp nập thường thấy.

Quỳnh Trần

Người sống ở nơi 'an toàn nhất' thế giới

Morandi, cựu giáo viên người Italy 81 tuổi, đã đến đảo Budelli, ngoài khơi đảo Sardinia một cách tình cờ khi cố gắng đi thuyền từ Italy đến Polynesia ở trung Thái Bình Dương 31 năm trước. Ông yêu dòng nước trong vắt, rạn san hô cùng hoàng hôn tuyệt đẹp tại đây và quyết định ở lại. Morandi tiếp quản hòn đảo từ người trông coi trước đó.

Người sống ở nơi an toàn nhất thế giới

.Mauro Morandi ở đảo Budelli. Ảnh: CNN/Mauro Morandi.

Morandi được mệnh danh là Robinson Crusoe của Italy. Dù vậy, ông vẫn cập nhật tin tức về thế giới bên ngoài. Ông biết rằng Italy đã phong tỏa toàn quốc khi Covid-19 diễn biến nghiêm trọng ở nước này với hơn 47.000 người nhiễm, hơn 4.000 người chết và khoảng 5.100 người bình phục.

Trong thế giới đơn độc, Morandi thấy mình ở "nơi an toàn nhất Trái đất".

"Tôi ổn, tôi không sợ", ông nói qua điện thoại. "Tôi cảm thấy an toàn ở đây. Bản thân hòn đảo đã là lá chắn bảo vệ toàn diện. Không có rủi ro nào. Chẳng ai đến đây, thậm chí tôi còn không thấy chiếc thuyền nào đi qua".

Mối quan tâm chính của Morandi là tình hình của gia đình và bạn bè. Họ sống ở Modena, bắc Italy, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. "Họ đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn", ông nói.

Cuộc sống của Morandi không thay đổi nhiều kể từ khi Covid-19 bùng phát ở Italy, ngoại trừ việc ông phải đợi lâu hơn để nhận được thực phẩm từ đất liền do những hạn chế gắt gao của chính quyền. Điều này cũng có nghĩa là các chuyến thăm đảo của du khách đã chấm dứt. Trong những năm qua, Morandi đã quen với việc chào đón những người này, kết bạn với họ và đôi khi cùng ăn với họ mặc dù không nhiều khách đến đảo và họ không ở lại qua đêm.

Còn lại một mình, Morandi dành cả ngày để chiêm ngưỡng biển, hít thở không khí trong lành, kiếm củi, nấu ăn và đăng lên Instagram.

"Tôi cảm thấy buồn chán, vì vậy tôi giết thời gian bằng cách chụp ảnh bãi biển, động vật hoang Biên phiên dịch dã và phong cảnh, chỉnh sửa ảnh và sau đó chia sẻ trên Instagram và các mạng xã hội khác", ông nói. "Tôi có rất nhiều người theo dõi".

Cảnh tượng ở đảo Budelli. Ảnh: CNN/Mauro Morandi

Cảnh tượng ở đảo Budelli. Ảnh: CNN/Mauro Morandi

Morandi cho rằng nếu tình trạng phong tỏa còn tiếp tục thì du khách sẽ không đến đảo ít nhất cho đến tháng 7, nhưng viễn cảnh về một mùa hè tĩnh lặng hơn không làm ông lo lắng.

Ông có lời khuyên cho những người đang phải "cách biệt cộng đồng" ở Italy và những nơi khác. Ông nói rằng "không cần phải buồn bã khi ở nhà vài tuần", thay vào đó, đây là cơ hội để suy ngẫm nhiều hơn về bản thân và cuộc sống.

Italy thắt chặt hạn chế di chuyển nhằm kiềm chế lây lan nCoV nhưng hàng chục người Italy đã bị phạt trong vài ngày qua vì rời khỏi nhà với những lý do không khẩn cấp, như đi dạo trong công viên hoặc trên bãi biển.

Morandi cho biết mùa đông tại Địa Trung Hải khắc nghiệt hơn nhiều người nghĩ, khiến ông phải ở yên trong nhà vài tháng. "Mùa đông nào tôi cũng đóng cửa ở nhà, tôi không đi dạo quanh đảo trong vài tháng, nhưng thay vào đó tôi giết thời gian ở hiên nhà. Vậy thì sao mà mọi người không thể ở yên trong nhà hai tuần? Thật vô lý!".

Phương Vũ (Theo CNN )

Hai bệnh nhân Covid-19 xét nghiệm âm tính 2 lần

Thông tin được Bộ Y tế công bố chiều 21/3. Theo quy định của Bộ Y tế, người nhiễm nCoV khỏi bệnh khi hết sốt ít nhất 3 ngày, có hai mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau một ngày đều xét nghiệm âm tính. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu bình thường, X-quang phổi cải thiện.

Hai bệnh nhân này đều là du khách Anh chung chuyến bay VN54 với " bệnh nhân 17 " Nguyễn Hồng Nhung. Cả hai được phát hiện dương tính khi đến Quảng Ninh sau nhập cảnh, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở 2, Hà Nội.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện điều trị 34 bệnh nhân Covid-19 gồm 22 người Việt, 12 người nước ngoài. Nhiều bệnh nhân tại đây đã có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV một lần. Đó là "bệnh nhân 17", " bệnh nhân 25 " - du khách Anh, " bệnh nhân 59 " - nữ tiếp viên hàng không, " bệnh nhân 72" - nữ du khách Pháp. Riêng "bệnh nhân 24" đã hai lần có kết quả xét nghiệm âm tính, lần gần đây nhất là ngày 19/3. "Bệnh nhân 27" cũng hai lần kết quả xét nghiệm âm tính.

Kết quả xét nghiệm của một số bệnh nhân Covid-19 đang cách ly điều trị tại các cơ sở y tế khác cũng đã âm tính 1-2 lần. Trong đó 2 bệnh nhân người nước ngoài đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng một lần âm tính. Một bệnh nhân người Anh điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kết quả âm tính một lần. " Bệnh nhân 32 " - cô gái được gia đình thuê chuyên cơ đưa từ Anh về, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, kết quả xét nghiệm âm tính một lần.

Khu vực cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Khu vực cách ly tại Biên phiên dịch Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Tổng hợp về tình hình chung các bệnh nhân, Bộ Y tế cho biết đa số tình trạng sức khỏe ổn định, không sốt, không ho hoặc ho ít, không khó thở, hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường. Một vài bệnh nhân ảnh chụp X-quang có dấu hiệu viêm phổi, đã được điều trị theo phác đồ điều trị viêm phổi.

Về 2 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, một người do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh nên Hội đồng Chuyên môn và Tổ Hồi sức bệnh nhân Covid-19 nặng, Bộ Y tế, đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO. Tổ Hội chẩn Chuyên môn gồm 30 chuyên gia đầu ngành về hồi sức, hô hấp, tim mạch... được Bộ Y tế thành lập để sẵn sàng hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn đối với các trường hợp nặng.

Chiều 21/3, Bộ Y tế công bố ca bệnh Covid-19 thứ 92 tại Việt Nam là du học sinh trở về từ Pháp. Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Như vậy, đến 19h ngày 21/3 Việt Nam ghi nhận 92 ca Covid-19, trong đó 17 ca điều trị khỏi. Các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại 11 cơ sở y tế trong cả nước. Có một bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm y tế huyện, " bệnh nhân 73 " - em bé 11 tuổi từ Anh về, cách ly ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện, Hải Dương.

Lê Nga

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi

Có người nói 30 tuổi là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Bước sang tuổi 30, bạn phải đón nhận nhiều kỳ vọng và trách nhiệm hơn, đồng thời phải bắt đầu xác định mục tiêu sống cũng như phương hướng phát triển, sẵn sàng tiến vào một quỹ đạo ổn định.

Lúc này đây, có một câu hỏi được đặt ra: 30 tuổi, chúng ta cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm mới cảm thấy an toàn?

Câu trả lời của mỗi người rõ ràng là không giống nhau, bởi lẽ ai cũng có tiêu chuẩn đánh giá riêng của bản thân. Điều này chẳng hề khó hiểu vì đơn giản, hoàn cảnh, nghề nghiệp, trải nghiệm của chúng ta đã khác nhau rồi, nên con số bao nhiêu tiền mới mang lại cảm giác an toàn dĩ nhiên cũng có khác biệt.

Tôi rất đồng tình với một nhận định thế này: Nếu trong vòng nửa năm bạn không làm việc mà cuộc sống của bạn vẫn vận hành bình thường, bao gồm trả tiền nhà, tiền trả góp mua xe, thanh toán tín dụng..., vậy bạn đã có được cảm giác an toàn ở mức độ nhất định, cuộc sống của bạn sẽ không bị quá căng thẳng và o ép. Nhưng nếu câu trả lời là không, vậy tình trạng của bạn tương đối nguy hiểm. Bất kì một biến cố bất ngờ phát sinh nào cũng đủ khiến bạn, thậm chí cả gia đình bạn phải chịu sự đả kích lớn.

Nói cách khác, con số tiền tiết kiệm cụ thể của bạn là bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là phải đủ để bạn sống một khoảng thời gian ổn định nhất định.

01. Tiền tiết kiệm chính là khả năng chống đỡ rủi ro của bạn

Tôi có anh đồng nghiệp tuần trước bị cảm nặng nhưng vẫn cố đi làm. Tôi hỏi sao không ở nhà nghỉ cho khỏe, anh ấy ảm đạm kể cho tôi nghe về tình trạng cuộc sống hiện tại của mình. Tháng nào cũng như tháng nào, anh ấy mòn mỏi chờ ngày phát lương. Lương vừa về tay, anh ấy đã phải rút ra để trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, thanh toán lãi tín dụng, còn phải nộp học phí cho con, trang trải sinh hoạt hàng ngày. Tính kỹ ra, trong tay anh ấy đã chẳng còn mấy đồng.

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 1.

Nhiều đêm dài anh ấy vì quá lo âu mà mất ngủ, không dám ốm, không dám từ chức, không dám cả nghỉ ngơi. Vì anh ấy biết rõ, chỉ cần dừng lại, trật tự cuộc sống mà anh ấy đang phải vất vả lắm mới duy trì được có thể sẽ sụp đổ ngay lập tức.

Một khảo sát liên quan đến tiền dưỡng lão được thực hiện năm 2018 cho thấy: Có 55% thế hệ trẻ (35 tuổi trở xuống) chưa từng tiết kiệm tiền. Nói cách khác, có 55% số người có số dư tài khoản bằng 0, thậm chí là âm.

Điều này đồng nghĩa với việc giữa xã hội biến chuyển từng giây này, một khi có bất kì rủi ro, nguy hiểm nào xuất hiện, số người kể trên có thể sẽ bị đánh gục đến suy sụp.

Khi bạn còn trẻ, bạn thường nghĩ cuộc đời ngắn ngủi, cứ tận hưởng đi đã, có tiền thì cứ tiêu, có rượu thì cứ uống. Nhưng càng trưởng thành bạn càng nhận ra, bất cứ việc gì trên đời này cũng tồn tại rủi ro . Vì thế, bạn buộc phải có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như khả năng chống đỡ lại chúng.

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 2.

Bạn cho rằng chỉ cần có công việc ổn định là có thể an tâm ư? Xã hội biến đổi không ngừng, vốn không có cái gọi là công việc ổn định, cũng không có cuộc sống nào là yên bình mãi mãi. Bạn cho rằng chỉ cần tìm thấy một người đàn ông đáng tin cậy, xây dựng một hạnh phúc gia đình là đủ ư? Không đâu, hôn nhân như một canh bạc, bạn vĩnh viễn không biết được mình sẽ thắng hay thua. Bạn cho rằng bố mẹ luôn là bến đỗ ư? Nhưng có phải bạn đã quên rằng bố mẹ đã già rồi, sức khỏe không còn được như xưa nữa, một cơn bạo bệnh cũng đủ khiến cả gia đình sụp đổ.

Dựa vào núi, núi sẽ lở, dựa vào người, người sẽ chạy, chỉ có dựa vào chính bản thân mình mới là đáng tin cậy nhất.

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 3.

Xét về một mức độ nào đó, số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn chính là khả năng chống đỡ rủi ro của bạn trong tương lai.

Rất nhiều người trẻ thích tiêu xài hoang phí, không chịu tính toán, nguyên nhân là vì họ ỷ vào việc có bố mẹ phía sau trợ giúp. Nhưng bố mẹ vất vả cả nửa đời người, nuôi dạy bạn trưởng thành, đến già còn chẳng được nghỉ ngơi, được bạn báo đáp công ơn, ngược lại còn phải chịu áp lực gánh vác thay bạn, bạn đã bao giờ nghĩ tới cảm nhận của bố mẹ chưa?

Một người trưởng thành thực sự là người biết đưa ra lựa chọn, nhưng cũng biết trả giá vì sự lưa chọn đó của mình. Và n gười có thể chiến đấu đến cuối cùng, xưa nay không thể chỉ dựa vào vận may hay sự thông minh, mà phải nhờ vào năng lực chống đỡ rủi ro của người ấy.

02. Có tiền tiết kiệm mới thực sự có được tự do

Mấy ngày trước tôi có nói chuyện với cô bạn thân. Nó than thở với tôi rằng công việc hiện tại của nó lương đã thấp lại còn suốt ngày phải tăng ca, sếp thì không đáng tin, đồng nghiệp thì thiếu trách nhiệm...

Tôi hỏi lại: "Thế sao bà không đổi việc đi?"

Nó im lặng, sau đó bối rối trả lời: "Tui cũng muốn đổi nhưng tiền nhà còn chưa nộp, tiền vay tháng trước cũng chưa trả được. Mà số tiền còn lại trong thẻ của tui không đủ sống qua đợt thất nghiệp đâu".

Vậy đó, đây chẳng phải là hậu quả của việc không có tiền tiết kiệm trong tay đấy thôi!

Chuyện này thực sự quá phổ biến trong cuộc sống hiện nay.

Bạn sống chết bám trụ lấy một công việc, rất mệt mỏi, nhưng vì không có tiền tiết kiệm nên bạn không dám bị bệnh, không dám dừng lại, không dám nghỉ việc. Bạn sa chân trong một cuộc hôn nhân tồi tệ, rất đau đớn, nhưng vì không có tiền tiết kiệm, sợ một mình sẽ không sống nổi nên cứ chần chừ mãi không ly hôn. Mùa hè đến, bạn muốn đến phòng gym tập luyện nhưng vì không có tiền tiết kiệm nên đành bỏ cuộc.

Có một đoạn trích rất hay như sau: "Tôi nghĩ mình nên coi mọi việc như một mối làm ăn, dù là việc gì cũng cần cố gắng tích góp tiền, số tiền đó bạn tạm gọi là "quỹ riêng". Khi ấy, dù sếp có đuổi việc bạn hay bắt bạn phải làm việc mình không thích, bạn cũng có thể dứt khoát quay lưng đi không thèm để ý".

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 4.

Hãy nhớ rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng mà có cả những phần u tối, áp lực, rủi ro... Và tiền tiết kiệm có thể giúp bạn rời xa nơi bạn không muốn ở lại, rời xa người bạn không muốn ở bên, giúp bạn xoay chuyển tình thế khó khăn, cho bạn động lực để tiếp tục.

Có người từng nói: "Một trong những tiêu chuẩn quan trọng của hạnh phúc đó là thường xuyên nói không với những việc mà bản thân mình không thích".

Rất nhiều thời điểm, tiền tiết kiệm đồng nghĩa với việc bạn có được nhiều quyền lựa chọn hơn, và cũng có đủ năng lực để nói "Không" với thế giới này.

03. Tiền tiết kiệm có thể mang đến cho bạn sức mạnh

Trên mạng xã hội từng lan truyền một câu chuyện:

"Tôi là một bà mẹ đơn thân, đã ly hôn được 8 năm. Lúc vừa ly hôn, tôi gần như tay trắng, bắt đầu với một công việc hoàn toàn mới, không ai biết tôi đã cắn răng vượt qua quãng thời gian ấy như nào. Những năm qua, mỗi tháng tôi nhịn ăn nhịn uống, tính toán chi li từng chút một, nhìn số dư ngày càng tăng trong tài khoản ngân hàng đối với tôi là một động lực vô cùng lớn lao. Năm ngoái, tôi cuối cùng cũng tích đủ tiền mua cho mình một căn hộ rộng 80m2 ở ngoại ô thành phố.

Người xung quanh ai cũng nghĩ tôi điên, họ nói, đàn bà con gái một mình mà mua nhà làm gì?

Nhưng tôi cảm thấy, dù là tiền tiết kiệm ở ngân hàng hay căn nhà này đều có ý nghĩa cực lớn với tôi, nó đồng nghĩa với việc giờ đây tôi đã có một cuộc sống độc lập, không phải dựa dẫm vào ai hết".

Bộ phim Intolerable Cruelty (2003) có một câu thoại như thế này: "Tôi không yêu tiền, tôi chỉ yêu cuộc sống tự do, độc lập mà tiền mang tới".

Có thể nói, tiền tiết kiệm chính là sức mạnh lớn nhất của mỗi người . Nó là lớp áo giáp cứng rắn nhất, giúp bạn vượt qua mọi chông gai, kiên cường mà đối diện với mọi thử thách trên cuộc đời này.

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 5.

Tôi từng đọc đâu đó câu chuyện về một anh chàng shipper, lên thành phố làm thuê đã 1 năm nay. Ngày nào cũng như ngày nào, cậu ta đội mưa đội gió chăm chỉ đi ship đồ ăn, dù mệt mỏi nhưng vẫn phấn khởi. Hiện tại cậu ấy đã tiết kiệm được gần 100 triệu. Nhiều người nói sống ở thành phố cảm giác rất xa lạ nhưng chàng Biên phiên dịch shipper kia không nghĩ vậy, bởi mỗi lần nhớ đến số tiền mình có trong thẻ, cậu ta lại có thêm dũng khí để tiếp tục lăn lộn ở thành phố này.

William Somerset Maugham từng viết trong tác phẩm "Of Human Bondage": "Con người sống không nhất thiết phải theo đuổi sự giàu có, nhưng nhất định phải có đủ để duy trì cuộc sống danh dự của mình, đủ để không bị gò bó trong công việc, có thể vô tư, có thể hào sảng, có thể độc lập".

Chúng ta không cần phải giàu nứt đố đổ vách, nhưng chúng ta vẫn cần một khoản tiền tiết kiệm, nó chính là sức mạnh giúp bạn có thể tự tin mỉm cười với cuộc sống này.

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 6.

04. Kết

Nếu quan sát kỹ những người sống thoải mái, tự tại quanh mình, bạn sẽ phát hiện đa số họ đều có chung đặc điểm:

Biết kiếm tiền, biết tiêu tiền và biết tiết kiệm tiền.

Biết kiềm tiền: Đây là một loại năng lực. Một người biết kiếm tiền sẽ trưởng thành theo thời gian, đồng thời không ngừng tự khai thác tiềm năng của bản thân.

Biết tiêu tiền: Không phải là muốn người suốt ngày chỉ biết tiêu xài hoang phí, cái này mua, cái kia cũng mua mà là người biết tiêu tiền đúng mục đích, đúng chỗ và đúng chất lượng.

Biết tiền kiệm tiền: Tiết kiệm ở đây không phải là chi tiêu khắc khổ mà là biết phân chia thu nhập hàng tháng của mình một cách hợp lý, một phần cố định sẽ được để sang một bên nhằm tiết kiệm hoặc quản lý tài sản, phần còn lại thì sử dụng để chi tiêu hàng ngày.

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 7.

Khi bạn phát hiện bản thân càng ngày càng không nỡ tiêu tiền thì đừng lo, điều đó không có nghĩa là bạn keo kiệt đi đâu. Đơn giản là chúng ta đang càng ngày càng trưởng thành, đã bắt đầu biết quy hoạch tài chính, quy hoạch tương lai một cách hợp lý.

Chỉ những người biết kiểm soát tiền bạc mới có thể kiểm soát tốt được cuộc đời mình. Bởi vậy nên, người trẻ ơi, không có việc gì thì hãy bớt buông thả đi, rảnh rỗi thì học tiết kiệm tiền.

Chúc bạn thành công!

Công việc mệt không dám nghỉ, hôn nhân tồi tệ không dám chia tay, tất cả chỉ vì bạn không có tiền tiết kiệm mà thôi - Ảnh 8.